Cúp truyền hình: Martin Laas đánh bại 'khủng long' Petr Rikunov
Ngày 11.3, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa cho biết, kết quả xét nghiệm các mẫu nước lấy tại nhiều vị trí trên suối Cổ Đam (TX.Bỉm Sơn, Thanh Hóa) phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm, chất lượng nước rất xấu. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng cá tự nhiên chết trắng thời gian qua.Cụ thể, kết quả phân tích các mẫu nước lấy dọc theo suối Cổ Đam gồm các mẫu NM1 (lấy tại vị trí gần Khu công nghiệp Bỉm Sơn B), NM2 (gần khu vực một trạm trộn bê tông), và mẫu NM3 (tại khu vực gần chợ Ruổi) đều cho thấy chất lượng nước rất xấu, có các chỉ tiêu thông thường vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Trong khi đó, các mẫu cá lấy để phân tích không phát hiện các bệnh truyền nhiễm, nấm, ký sinh trùng.Từ kết quả kiểm tra, phân tích trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa xác định nguyên nhân các loài thủy sản tự nhiên trên suối Cổ Đam chết là do nguồn nước suối bị ô nhiễm.UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (cơ quan quản lý các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa) kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp Bỉm Sơn B. Đồng thời, giao cho Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra, xử lý cơ sở xả nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 18 - 24.2, trên suối Cổ Đam (TX.Bỉm Sơn) xuất hiện tình trạng các loài cá tự nhiên như cá rô phi, cá chép, cá chuối, cá mương... chết bất thường với số lượng lớn.Tưởng đâu sự cố trang phục, Ngọc Trinh cố tình lộ nội y đẹp miễn chê
Cụ thể, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành nghị quyết hợp nhất Sở KH-CN với Sở TT-TT thành lập Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh; nghị quyết hợp nhất sở tài chính với Sở KH-ĐT thành lập Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh.Nghị quyết hợp nhất sở xây dựng với Sở GTVT thành Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh. Sở Xây dựng thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở, công sở, thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; đường bộ, đường thủy nội địa; vận tải; an toàn giao thông, quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn.Đồng thời, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành nghị quyết thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT.Theo các nghị quyết, UBND tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm quy định chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bộ máy của Sở KH-CN, sở tài chính, sở xây dựng, Sở TN-MT tỉnh Bắc Ninh để đi vào hoạt động từ ngày 1.3.HĐND tỉnh Bắc Ninh cũng ra nghị quyết kết thúc hoạt động Sở LĐ-TB-XH chuyển chức năng về sở nội vụ, sở nông nghiệp và môi trường; đồng thời tổ chức lại bộ máy sở y tế, sở giáo dục và đào tạo để tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Sở LĐ-TB-XH.Trước đó, Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bắc Ninh.
Sinh viên chọn thực tập quốc tế: Những lời khuyên không nên bỏ qua
Cảnh tượng các trường học đóng cửa hàng loạt đã quay lại ở Mỹ, lần này không phải do Covid-19 mà là dịch cúm đang diễn tiến nghiêm trọng, theo chương trình tin tức TODAY phát trên Đài NBC News hôm 8.2.Theo giới chức y tế Mỹ, mùa cúm 2024–2025 chứng kiến số người mắc bệnh gia tăng và đến nay vẫn chưa thấy đỉnh dịch. Hậu quả là trường học tại các bang ghi nhận nhiều trường hợp lây và mắc bệnh cúm ở khuôn viên trường.Trong tuần qua, không ít trường học và thậm chí cả học khu thông báo đóng cửa ở ít nhất 10 tiểu bang, có thể kể đến Texas, Ohio, Oklahoma, Georgia, Virginia, Tennessee. Thời gian đóng cửa diễn ra ngắn, đa số trong vòng vài ngày.Tính đến ngày 7.2, số ca cúm tiếp tục gia tăng trên toàn nước Mỹ, theo báo cáo giám sát FluView mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) được công bố ngày 1.2.Theo ước tính của CDC, Mỹ đã ghi nhận ít nhất 24 triệu người bị cúm, 310.000 ca nhập viện và 13.000 người chết trong mùa dịch lần này.Trên toàn quốc, tỷ lệ phát hiện cúm hiện tăng lên 31% từ mức 18% trong giữa tháng 1.CDC cho biết ít nhất 43 tiểu bang và vùng thủ đô Washington hiện ghi nhận hoạt động cúm "rất cao" hoặc "cao". Những trường hợp nhập viện hoặc cấp cứu có liên quan đến dịch cúm cũng gia tăng.Số trường hợp trẻ em mắc bệnh cúm cũng tăng, và đến nay đã có ít nhất 57 trường hợp bệnh nhi tử vong vì cúm được ghi nhận trong mùa dịch 2024-2025 ở Mỹ."Điều chúng tôi lo lắng nhất là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn đến từ bệnh cúm và khiến trẻ bệnh rất nặng. Bản thân bệnh cúm và những biến chứng liên quan có thể gây tử vong ở trẻ", TODAY.com dẫn lời bác sĩ Jason Newland, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi đồng toàn quốc ở thành phố Columbus (bang Ohio).Cùng lúc, Mỹ cũng chứng kiến sự quay lại của các đợt nhiễm norovirus, Covid-19 và RSV (virus hợp bào hô hấp), với một số chuyên gia y tế gọi đây là "bộ tứ dịch bệnh"."Chúng ta đang chứng kiến các đợt sóng dịch đầy thách thức", theo cảnh báo của bác sĩ Torey Mack, Giám đốc Y tế của Hiệp hội Bệnh viện Nhi đồng Mỹ đại diện cho hơn 200 bệnh viện trên toàn quốc.Còn bác sĩ William Schaffner, giáo sư bệnh truyền nhiễm của Trường Y Đại học Vanderbilt tại Nashville (bang Tennessee), cho biết nước Mỹ đang trải qua mùa cúm nghiêm trọng, kéo dài và chứng kiến nhiều trường hợp nhập viện. Số ca cúm vẫn chưa giảm, nên dịch cúm vẫn trong giai đoạn hoành hành và chưa đến đỉnh dịch. CDC khuyến cáo tiêm phòng cúm mùa cho lứa tuổi từ 6 tháng trở lên, và vắc xin cung cấp phòng vệ đối với cúm A và cúm B.Tiêm phòng cúm đặc biệt quan trọng đối với những nhóm đối tượng đối mặt nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng, như trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, người trên 65 tuổi, thai phụ, người mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền.
Hôm nay 20.3, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), đã ký công văn trả lời các sở GD-ĐT Hà Nội, TP.HCM, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị về thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT."Sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, Bộ GD-ĐT quyết định giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như đã công bố trong kế hoạch năm học 2024 -2025. Việc giữ nguyên lịch thi như đã công bố góp phần làm ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong ngành giáo dục", văn bản của Bộ GD-ĐT nêu.Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch năm học, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo đúng kế hoạch và bảo đảm an toàn, nghiêm túc đúng quy chế.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, sở GD-ĐT như Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Ninh Bình đã có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét đẩy sớm lịch thi tốt nghiệp THPT vì lý do cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố và kết thúc nhiệm vụ cấp huyện theo kết luận của Bộ Chính trị. Việc đẩy sớm kỳ thi để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, ổn định tâm lý cho phụ huynh, học sinh; thuận lợi cho công tác chuẩn bị của các địa phương để triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.Một số địa phương nêu thời gian mong muốn tổ chức thi là trong khoảng thời gian ngày 7 đến 10.6. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ý kiến của đa số học sinh, phụ huynh, nhà giáo và các chuyên gia đều cho rằng việc thay đổi lịch thi như vậy sẽ gây nhiều xáo trộn không cần thiết. 2025 là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong khung kế hoạch thời gian năm học, Bộ GD-ĐT dự kiến, kỳ thi diễn ra trong hai ngày 26 và 27.6. Thí sinh thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán; 2 môn còn lại học sinh được tự chọn trong số các môn đã học ở trường (ngoại ngữ, hóa học, vật lý, sinh học, địa lý, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Sau vụ cô đánh trẻ gây phẫn nộ: Yêu cầu đảm bảo an toàn trẻ mầm non
Sáng 20.2, HĐND tỉnh Đồng Tháp khóa X tổ chức kỳ họp đột xuất lần thứ 12 để kiện toàn công tác nhân sự và giải quyết những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tỉnh Đồng Tháp.Theo đó tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh Đồng Tháp đã bỏ phiếu bầu ông Phạm Văn Chuẩn (55 tuổi), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Sa Đéc, giữ chức Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thay cho bà Nguyễn Thị Kim Tuyến, nguyên Phó chủ tịch HĐND tỉnh. Bà Nguyễn Thị Kim Tuyến được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp điều chuyển giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo - Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp vào đầu tháng 2.2025.HĐND tỉnh tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Phạm Thiện Nghĩa (đã được Ban Bí thư T.Ư Đảng cho nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng từ ngày 15.2); miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Nguyễn Thị Kim Tuyến.HĐND tỉnh Đồng Tháp đồng thời biểu quyết miễn nhiệm làm đại biểu HĐND tỉnh đối với ông Phạm Thiện Nghĩa và ông Lê Thành Công (nguyên Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng từ đầu năm 2025).Phát biểu tại kỳ họp, ông Phan Văn Thắng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp, ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của các ông Phạm Thiện Nghĩa, Lê Thành Công và bà Nguyễn Thị Kim Tuyến cho hoạt động của HĐND tỉnh và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua.Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Đồng Tháp cũng biểu quyết điều chỉnh Nghị quyết số 50 ngày 5.12.2024 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2025, gồm 22 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó, điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng ít nhất 8,0%, cao hơn Nghị quyết số 50 của HĐND tỉnh trước đó đã đề ra là 7,5%; điều chỉnh GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành từ 85,14 triệu đồng thành 84,63 triệu đồng theo giá thực tế; điều chỉnh tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn so với GRDP từ 23,8% thành 24 % và điều chỉnh giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 2,2 tỉ USD so với Nghị quyết số 50 trước đây mục tiêu chỉ đạt 1,95 tỉ USD.Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Đồng Tháp cũng thông qua Nghị quyết về tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đồng Tháp từ 17 đơn vị sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy còn 12 đơn vị. Đồng thời, xem xét điều chỉnh giao biên chế công chức của tỉnh Đồng Tháp năm 2025 cho hợp lý.